Thiết Kế Công Viên 23/9, Hồ Chí Minh
Tháng 1/2019 vừa qua, Sở Quy hoạch – Kiến trúc TP.HCM đã tổ chức cuộc thi tuyển ý tưởng quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 khu vực Công viên 23/9 (Quận 1) với sự tham gia của 10 đơn vị thiết kế kiến trúc trong và ngoài nước.
Công trình dự kiến sẽ thi công từ năm 2020, phương án của đơn vị tư vấn thiết kế LAVA đã giành Giải Nhì trong cuộc thi
Nhằm đem lại sức sống cho công viên 23 tháng 9 hiện hữu, thiết kế với những cung đường đi bộ nâng cao dựa trên những đường ray trước đây được lấy cảm hứng từ sự kết hợp hài hòa đường nét của hệ thống giao thông thời xưa ( những đường ray tàu lửa thế kỉ 19) với phương tiện đi lại tương lai của thành phố ( tuyến tàu điện ngầm sắp có). Công viên trong tương lai gần sẽ gợi lại cho những khách thăm quan về quy hoạch đô thị trước đây, sở hữu những lối đi có phương hướng, tối đa hóa mảng xanh cùng với những mảng xanh hiện hữu, gia tăng sự tiếp cận tới nhiều khu chức năng đa dạng và tái phân vùng hoạt động một cách phù hợp.
Những khu vườn âm cùng với những “hệ
thống cây nhân tạo” có chức năng thu nước và năng lượng sạc sẽ kết nối
với địa điểm trung tâm mua sắm dưới lòng đất được kết nối trực tiếp với
trạm ga tàu điện ngầm Bến Thành.
Ông Chris Bosse, giám đốc công ty TNHH Kiến trúc LAVA chia sẻ: “Giao
thông đã luôn là phía cạnh đặc biệt quan trọng của khu vực tuyệt vời
này – nơi đây từng là địa điểm của những chiếc tàu lửa đầu tiên của khu
vực Đông Nam Á được xây dựng bởi người Pháp, hiện tại khu đất này đang
là nút giao thông buýt và trong tương lai gần sẽ trở thành trạm tàu điện
ngầm đầu tiên của Vietnam. Thiết kế của LAVA chuyển hóa một “ốc đảo”
giữa lòng đô thị thành một không gian nhấn ảnh những trải nghiệm cùng
lúc đó vẫn đáp ứng các nhu cầu về xã hội và sự phát triển bền vững của
thế kể 21. Ngược lại với sự cứng nhắc, không thân thiện của mặt bằng
hiện hữu là sự linh hoạt, đa chức năng, thân thiện, được kết nối và tiếp
diễn.”
Những “đường ray tàu lửa” cùng nhau trở
thành những lối di chuyển cho cả người đi xe đạp và người đi bộ và kết
thúc bằng những kết cấu thép xoắn đầy kịch tính nhằm gợi lại về hệ thống
tàu lửa thời trước. Những cung đường tạo ra sự lồng ghép giữa cả không
gian động và không gian tĩnh. Không gian điêu khắc, khu trưng bày nghệ
thuật ngoài trời, khu chức năng với nước, không gian biễu diễn nhạc
kịch, sân trượt ván, khu vực thể thao, khu vui chơi thiếu nhi, mảng cây
xanh, thác nước, kết hợp tất cả cùng với các khu vực mua sắm sẽ biến nơi
đây trở thành điểm đến với mọi hoạt động cho cả ngày lẫn đêm.
Các cây nhân tạo sẽ tôn lên vẻ đẹp của
cảnh quan nơi đây. “Cây lọc nước” sẽ thu nước mưa và tái sử dụng để tưới
cây, cung cấp nước uống và hệ thống PCCC. “Cây thông gió” sẽ làm giảm
nhiệt lượng hấp thụ và tạo ra những luồng gió trong lành. “Cây mặt trời”
sẽ được trang bị tấm pin năng lượng mặt trời với thiết kế nghiên theo
hướng tối ưu với bức xạ mặt trời và trữ năng lượng đã thu được, những
màn hình thông tin, trạm sạc thiết bị di động và điểm phát WIFI.
Nguôn: Tapchikientruc
Comments
Post a Comment