|ĐỒ ÁN KIẾN TRÚC| Bảo tàng nghệ thuật đương đại Tp. Hồ Chí Minh
Tên đồ án: Bảo tàng nghệ thuật đương đại Tp. Hồ Chí Minh
Giải thưởng: Giải nhất Giải thưởng Loa Thành 2018
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thùy Dung
GVHD: Ths.KTS Đỗ Quốc Hiệp
Công trình bảo tàng nghệ thuật được đặt ở khu đất
cảng quận 4, sát bên công trình chính là di sản Bến Nhà Rồng.Hiện trạng của khu
đất là hình ảnh ngổn ngang của các nhà xưởng, kho bãi, thủy đài bỏ hoang và
những mái nhà được dựng lên tạm bợ.Bên cạnh đó,trong tiến trình phát triển đô
thị,các nhà hoạch định đã tiến hành nhiều hoạt động ảnh hưởng đến cảnh quan của
Sài Gòn xưa như chặt bỏ nhiều cây xanh, xóa bỏ các thủy đài bỏ hoang, tháo dỡ
nhiều công trình có giá trị lịch sử của Sài Gòn nói chung và Q4 nói riêng. Đồ
án xây dựng nên concept thiết kế với 2 quan điểm chính của tác giả:
1.Từ hình ảnh “con
đường màu xanh” giờ đã trở thành dĩ vãng vì sự phát triển của thành phố mà phải
trả giá bằng việc chặt hạ hàng trăm cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng khiến
không ít người cảm thấy tiếc nuối, để lại không ít hệ lụy và hình ảnh thủy
đài – công trình quen thuộc trong lòng biết bao người dân quận 4 qua các thế hệ
sắp bị dở bỏ.Tác giả đã tạo một hình khối mạnh mẽ,hình ảnh cây trong bài lúc
này được thay thế bằng công trình thủy đài bị lãng quên và khối công trình còn
lại kia chính là hình ảnh nghệ sĩ đương đại Ly Hoàng Ly.
Toàn bộ khối công
trình bảo tàng ôm lấy thủy đài (đang bị bỏ hoang), dựa theo hình ảnh nghệ sĩ Ly
Hoàng Ly ôm cây xanh ở Tôn Đức Thắng.Lúc này đây thủy đài một công trình bị bỏ
đi lại trở thành nơi khởi đầu cho những điều đẹp đẽ và mới mẽ của bảo tàng.Đó
chính là tiếng nói mạnh mẽ nhất, sự tương tác qua lại lớn nhất giữa con người với
nghệ thuật và lịch sử.”Không có vật chất hiện hữu
nào, con người nào là vô giá trị, chỉ cần chúng ta nhận ra, trao cho nó 1 chức
năng phù hợp thì chính nó sẽ tỏa sáng theo cách riêng của mình.”
Khối công trình được thiết kế với kiểu nhà trên cột. Cả khối
bảo tàng được nhấc lên khỏi mặt đất, giải phóng mặt bằng. Giải pháp kiến trúc
giúp trả lại cho người dân quận 4, cũng như người dân Sài Gòn nói chung những cảnh
quan sông “trên bến dưới thuyền” tuyệt đẹp ngày xưa, vốn đang bị chiếm dụng,
xây dựng lộn xộn che khuất mất trong suốt 40 năm qua.
Nguồn: sưu tầm
Comments
Post a Comment